Đối phó với căng thẳng trong công việc.
Làm việc chăm chỉ không có nghĩa là làm việc quá sức. Làm việc quá sức sẽ gây tổn hại đến các mỗi quan hệ và sức khỏe tinh thần của một người.
Tất cả những ai đã từng phụ trách một công việc, dự án nào đó đều có lúc cảm thấy áp lực và căng thẳng trong công việc. Bất kỳ công việc nào cũng có thể gây nên stress, ngay cả khi bạn yêu thích công việc mà mình đang làm. Lúc đầu bạn có thể gặp áp lực khi phải hoàn thành công việc trong một thời hạn nhất định hoặc một công việc khó khăn. Khi căng thẳng trong công việc trở nên quá thường xuyên nó có thể quá tải và có hại đến sức khỏe và tình thần.
Trên thực tế, cuộc khảo sát về căng thẳng ở Mỹ hàng năm của APA đã chỉ ra rằng công việc là một nguồn gây stress đối với đa số người Mỹ.
Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được những stress do công việc đem lại. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước quản lý căng thẳng liên quan đến công việc.
Xem thêm:
Các nguồn gây căng thẳng phổ biến trong công việc.
Một số yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc phổ biến là:
- Mức lương thấp.
- Khối lượng công việc quá lớn.
- Ít cơ hội để phát triển và thăng tiến.
- Công việc nhàm chán
- Thiếu hỗ trợ xã hội. (Sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng liên quan đến công việc, ngành nghề cụ thể khi ngành nghề đó gặp khó khăn do thiên tai giống như đại dịch Covid – 19 hiện nay)
- Không có đủ quyền quyết định với công việc mình làm.
- Kỳ vọng về hiệu suất không như mong đợi.
Ảnh hưởng của căng thẳng không kiểm soát.
Căng thẳng trong công việc không mất đi khi bạn về nhà sau khi kết thúc ngày làm việc. Khi stress kéo dài, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn.
Môi trường làm việc căng thẳng có thể gây ra các vấn đề như đau đầu, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, nóng nảy và khó tập trung.
Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến lo lắng, mất ngủ, cao huyết áp và suy giảm hệ thống miễn dịch. Nó cũng có thể dẫn đến các tình trạng sức khỏe như trầm cảm, béo phì và bệnh tim.
Những người bị stress quá mức thường có cách đối mặt với nó theo cách không lành mạnh, ví dụ như ăn uống không kiểm soát, uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
Các bước quản lý căng thẳng do công việc đem lại.
Theo dõi các yếu tố gây nên căng thẳng cho bạn.
Viết nhật ký từ một đến 2 tuần để xác định những tình huống tạo ra căng thẳng và cách mà bạn xử lý chúng. Ghi lại những suy nghĩ, cảm xúc và môi trường xung quanh như những người, hoàn cảnh liên quan, bối cảnh thực tế và cách mà bạn xử lý những tình huống đó. Ví dụ bạn đã tìm một nơi vắng vẻ và hét thật to để giải tỏa căng thẳng, ăn uống, hút thuốc, đi bộ, ….
Ghi chép có thể giúp bạn tìm ra các tác nhân chính trong số các tác nhân gây stress và cách mà bạn xử lý chúng.
Có thói quen lành mạnh trong đối phó với những căng thẳng từ công việc.
Thay vì cố gắng chống chọi với căng thẳng bằng việc ăn uống hoặc sử dụng các chất kích thích, hãy cố gắng đưa ra những lựa chọn lành mạnh khi bạn cảm thấy căng thẳng gia tăng.
Ví dụ: Tập thể dục là một cách giảm stress tuyệt vời. Yoga cũng là một lựa chọn không tệ để giảm stress. Ngoài ra, hãy dành thời gian cho những sở thích và các hoạt đông yêu thích. Cho dù đó là đi xem phim, chơi trò chơi,… hãy đảm bảo dành thời gian cho những việc mang lại niềm vui cho bạn.
Ngủ đủ giấc và chất lượng cũng rất quan trọng để quản lý căng thẳng hiệu quả. Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh bằng cách hạn chế uống các loại đồ uống có caffeine như cà phê, chè vào buổi tối và giảm thiểu các hoạt động gây kích thích não bộ như sử dụng điện thoại, máy tính hay tivi vào ban đêm.
Xác lập ranh giới rõ ràng giữa công việc và cuộc sống để giảm bớt căng thẳng.
Trong thời đại 4.0 với sự hiện diện 24/24 của các thiết bị kỹ thuật số rất dễ tạo nên áp lực cho bạn.
Hãy thiết lập ranh giới giữa công việc và cuộc sống thường nhật của bạn để giảm bớt căng thẳng và áp lực.
Có nghĩa là bạn không kiểm tra email, trả lời các cuộc gọi liên quan đến công việc vào thời điểm mà mình nên dành thời gian cho cuộc sống cá nhân như lúc đang dùng cơm tối. Một số người thường có thói quen kết hợp giữa công việc với cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, việc xác định rõ ranh giới giữa công việc và cuộc sống có thể giảm nguy cơ xảy ra các cuộc cãi vã trong gia đình và công việc từ đó giảm bớt những căng thẳng kèm theo.
Giành thời gian nghỉ ngơi giúp bạn giải tỏa những căng thẳng trong công việc.
Để tránh những tác động tiêu cực của căng thẳng kéo dài và kiệt sức, chúng ta cần thời gian để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Quá trình bổ sung năng lượng đòi hỏi bạn cần phải ngừng làm tất cả các công việc, bởi có những khoảng thời gian bạn không phải nghĩ đến công việc. Đó là lý do mà bạn phải dừng các công việc phù hợp với nhu cầu và sở thích của bạn. Đừng để những ngày nghỉ của bạn trôi qua một cách lãng phí.
Khi có thể hãy dành thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, để bạn trở lại làm việc với cảm giác sung mãn và sẵn sàng cho những ngày làm việc tốt nhất sau kỳ nghỉ.
Khi bạn không có thời gian cho một kỳ nghỉ, hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng việc tham gia các hoạt động ngoài công việc như các hoạt động thể thao, chơi với con cái,… trong một thời gian.
Học cách thư giãn giúp cơ thể bạn được thả lỏng thì căng thẳng sẽ tan biến.
Các kỹ thuật như thiền, tập thở sâu và chánh niệm (trạng thái mà bạn chủ động suy nghĩ về những điều khó khăn trong công việc gây nên căng thẳng và chấp nhận nó) có thể giúp bạn làm tan biến căng thẳng.
Bắt đầu bằng cách dành vài phút mỗi ngày để tập trung vào một hoạt động nhỏ như hít thở, đi bộ hoặc thưởng thức bữa ăn.
Kỹ năng tập trung vào một hoạt động duy nhất mà không bị phân tâm sẽ ngày càng hoàn thiện khi bạn luyện tập và bạn có thể áp dụng nó vào những khía cạnh khác nhau của cuộc sống.
Nói chuyện với sếp của bạn về công việc giúp bạn tìm ra nguồn gốc gây căng thẳng.
Sức khỏe của nhân viên có liên quan đến năng suất làm việc, vì vậy sếp của bạn cần tạo ra một môi trường làm việc giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
Bằng cách trò chuyện một cách cởi mở với sếp của bạn. Mục đích không phải để phàn nàn với sếp về công việc mà là để xác định những yếu tố gây căng thẳng từ cuộc trò chuyện và đưa ra kế hoạch quản lý những căng thẳng để bạn có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Từ đó giúp bạn hoàn thiện một số kỹ năng của mình như kỹ năng quản lý thời gian. Xác định được các đãi ngộ cho nhân viên của công ty, làm rõ những gì bạn muốn, nhận các đãi ngộ cần thiết hoặc các hỗ trợ từ đồng nghiệp làm cho công việc của bạn trở nên thoải mãi và dễ dàng hơn.
Nhận sự giúp đỡ khi gặp phải những vấn đề khó khăn sẽ giảm bớt sự căng thẳng.
Chấp nhận sự giúp đỡ từ bạn bè đáng tin cậy và gia đình giúp bạn cải thiện căng thẳng. Các chương trình hỗ trợ nhân viên của công ty có thể giúp bạn cải thiện stress.
Nếu bạn cảm thấy quá tải vì căng thẳng công việc, bạn có thể cần đến một chuyên gia tâm lý, người có thể giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn và thay đổi những hành vi không lành mạng.
Nguồn: APA Hoa Kỳ.
Tham khảo một số thảo dược người Dao giúp thư giãn và giải tỏa căng thẳng tại đây
No Responses