Tiêu chuẩn chọn giống, bảo vệ, bảo quản và xử lý giống cây tinh dầu.
Trong trồng trọt cây tinh dầu, vấn đề giống rất quan trọng, nó đảm bảo cho việc tái sinh ổn định năng xuất. Việc nghiên cưu, lai giống, tuyển chọn, tạo giống mới cho năng xuất cao là công tác chuyên sâu của các cơ quan chuyên trách. Ở đây chúng tôi đề cập đến việc lựa chọn, bảo vệ chất lượng giống đã có nhằm chống thoái hóa giúp cho người sản xuất biết cách giữ gìn và nâng cao chất lượng giống vốn có của mình, đảm bảo có năng xuất thi hoạch ổn định.
Trong canh tác cây tinh dầu, thường có hai phương thức nhân giống chính: Nhân giống vô tính và nhân giống hữu tính. Ở mỗi loài cây, mỗi phương thức nhân giống, muốn đảm bảo năng suất, phải thực hiện nghiêm ngặt các điều kiện như: tiêu chuẩn giống, cách xử lý giống trước khi trồng, thời vụ làm giống, đất đai và chăm sóc cây giống,…
I. Tiêu chuẩn nguồn giống cây tinh dầu.
Các giống cây tinh dầu dùng trong công nghiệp là những giống đã được tuyển chọn từ chọn lọc tự nhiên hay qua lai tạo giống mới hoặc do kỹ thuật tác động trên gen… Khi đã được đưa vào công nghệ, các giống này đều có kèm theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong những điều kiện quy định về bảo vệ giống, tiêu chuẩn giống và điều kiện canh tác nhân giống.
Để đảm bảo được tiêu chuẩn về giống, cân nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện giữ giống để tái sinh vì giữ giống cho sản xuất là để đảm bảo năng xuất và chất lưởng sản phẩm. Nhìn chung các điều kiện giữ giống là:
1. Lựa chọn giống cây tinh dầu.
Giống có thể lựa chọn trong sản xuất đại trà hoặc từ khâu chuyên sản xuất giống riêng biệt. Giống được lựa chọn phải từ những cây to, khỏe, không bệnh và chọn vào đúng thời vụ.
Thí dụ: hạt giống hương nhu, húng quế, sả hoa hồng phải là những hạt chắc, chín già, ở miền bắc Việt Nam, thu hoạch vào cuối mùa thu. Hạt hương nhu, dầu giun, húng quế cho vào dung dịch nước muối 10% tỷ lệ chìm phải trên 90%
Thân ngầm của bạc hà phải được cho từ những cây to, khỏe, không bệnh sau khi thu hoạch lứa cuối cùng trong năm (thường vào tháng 10 dương lịch ở miền Bắc). Đó là những thân ngầm trắng, to, có đường kính tối thiểu là 4mm, và cắt thành từng đoạn 12-15cm.
Bạc hà – Mentha_arvensis
Cây dầu giun – Chenopodium ambrosioides
Cây húng quế
Hương nhu Ocimum gratissimum
2. Bảo quản giống cây tinh dầu.
Các giống thu hoạch xong, tốt nhất là mang trồng ngay để nhân giống. Trong điều kiện phải bảo quản thì mỗi loài giống có một nhu cầu bảo quản riêng biệt mới giữ được tỷ lệ nẩy mầm cao.
Hạt giống hương nhu trắng nếu bảo quản ở điều kiện lạnh: tỷ lệ nẩy mần thấp, do vậy cần bảo quản ở 20 – 30 độ C trong điều kiện đổ ẩm tuyệt đối dưới 70%. Trong khi đó hạt giống dầu giun lại cần bảo quản ở điều kiện lạnh, ẩm hơn.
Thân ngầm bạc hà sau khi thu hoạch giống có thể bảo quản được từ 15-30 ngày nếu được rải mỏng ở chỗ râm, tươi ẩm thương xuyên và càng mát càng tốt.
II. Xử lý giống cây tinh dầu trước khi trồng.
Mỗi khi giống có một yêu cầu xử lý riêng biệt trước khi trồng để đảm bảo tỷ lệ nẩy mầm cao. Ngoài việc lựa chọn giống đã nêu ở phần trên, các giống trước khi trồng cần phải:
1. Xử lý nhiệt cho hạt giống cây tinh dầu.
Đối với một số giống cần phải xử lý nhiệt bằng phá vỡ trạng thái ngủ của hạt giống thì tỷ lệ nẩy mầm mới cao.
– Hạt giống hương nhu trắng, theo kết quả nghiên cứu cưa tác giả Đoàn Dinh Chính và cộng sự thì xử lý hạt hương nhu trắng ở 600C/2h cho tốc độ và tỷ lệ nẩy mầm cao nhất.
– Hạt giống dầu giun thì ngược lại, theo kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Chung Võ, thì phải xử lý qua giai đoạn xuân hóa để lạnh 100C/24h rồi mang trồng thì tỷ lệ mọc trên 95% trong khi nếu mang trồng thẳng thì tỷ lệ nẩy mần không quá 5%.
2. Làm ẩm và xử lý hóa chất giống cây tinh dầu.
Nói chung các loại hạt giống và thân ngầm mang trồng đều cần phải làm ẩm bằng cách ngâm hoặc ủ nược một thời gian trước khi mang trồng.
Thời gian ủ ẩm thay đổi tùy theo từng loại và thường kết hợp luôn với xử lý hóa chất.
– Đối với hạt hương nhu trắng, húng quế và dầu giun, sau khi xử lý nhiệt có thể ngâm nước 2-4h có pha thêm 1% thuốc diệt sâu bọ, rồi mang gieo.
Cũng có nơi ngâm hạt giống 2-4h, sau đó trọn với cát, giữ độ ẩm và để ở nhiệt độ 20-25 độ C cho đến khi các hạt giống nứt nanh rồi trộn với tro bếp mang rải trên luống, cách làm này có lợi đã đã phải quản lý giống gieo ở ruộng từ khi trồng đến khi nút nanh (4-7 ngày)
– Đối với việc nhân giống bằng cành và thân ngầm thì người ta ngâm giống vào dung dịch nước phân chuồng pha loãng đã hoai 1-2h, sau đó mang trồng trên luống.
III. Điều kiện thời vụ trồng nhân giống cây tinh dầu.
Thời vụ ảnh hưởng quyết định đến nằng suất thu hoạch. Có hai loại thời vụ: thời vụ trồng nhân giống và thời vụ trồng sản xuất. Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến thời vụ trồng nhân giống.
Trồng nhân giống nhằm mục đích cung cấp cây giống cho đúng thời vụ trồng sản xuất. Tùy từng vùng, thời vụ trồng sản xuất có thay đổi và do đó thời vụ trồng nhân giống cũng phải thay đổi.
Ở miền Bắc, đa số cây tinh dầu có thời vụ trồng sản xuất chính vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch), do đó thời vụ nhân giống thường phải thực hiện vào cuối thu đầu đông.
Cần lưu ý là nhiệt độ lạnh của mùa đông làm cho hạt chậm nẩy mầm, nếu trồng bằng cành hoặc thân ngầm cũng chậm phát triển. Cho nên người ta thường tranh thủ gieo trồng vào những ngày còn ấm của cuối thu đầu đông.
1. Đối với cây tinh dầu như hương nhu trắng, húng quế, dầu giun
Gieo hạt ra luống và hạ tuần tháng 11 dương lịch (ở phía Bắc)
1kg hạt hương nhu gieo trên 360m2 cho khoảng 250000-300000 cây giống.
1kg hạt húng quế cho 200000-250000 cây con.
1kg hạt dầu giun cho 350000-400000 cây con.
2. Với cây tinh dầu thân ngầm như bạc hà
1 sào 360m2 cần 15-20kg giống trồng vào tháng 11
– Trên đất cát xốp, tháng 2 thu hoạch có thể cho 300-400kg giống.
– Trên đất thịt, kém mùn cho năng suất giống thấp hơn nhiều: 100-200kg giống
IV. Chuẩn bị đất gieo trồng và cách chăm sóc cây tinh dầu giống.
1. Đất làm giống cây tinh dầu
Nói chung đất để làm giống phải là đất thật tốt vì yêu cầu diện tích không lớn như khi sản xuất đại trà.
Chọn loại đất thịt pha cát có nhiều mùn, có vị trí dễ tưới tiêu, được bón lót với 1500kg phân chuồng/ha. Cày bừa kỹ, bỏ cỏ dại, lên luống có chiều ngang từ 1 đến 1,2m, cao 30 cm, luống cách luống 30cm.
Hình minh họa: Làm đất vườn ươm
2. Chuẩn bị giống cây tinh dầu.
– Nếu là loại cây nhân giống bằng hạt thì trước khi mang gieo cần xử lý nhiệt: hương nhu, húng quế để tủ ấm 600C/2h (hoặc ở nông thôn: phơi nắng từ 10h sáng đến 14h, sau đó cho vào túi polyetylen ủ kín đến sáng hôm sau. Hạt dầu giun để vào tủ lạnh 100C/24h.
Sau khi xử lý nhiệt, phải qua giai đoạn ngâm nước, hạt hương nhu, húng quế: ngâm nước 3 sôi 2 lạnh, hạt dàu giun ngâm với nước ở nhiệt độ bình thường, thời gian ngâm là 2-4h.
Sau đó, có thể trộn với tro bếp cho tơi hạt mang gieo trên luống hoặc trộn với cát và giữ ẩm, để ủ trong nhà cho đến khi hạt bắt đầu nút nanh mới trộn với đất bột, cát cho khô rồi mang gieo trên luống.
– Nếu trồng bằng cành (như hương nhu) hoặc thân ngầm (như bạc hà) thì phải cắt giống theo tiêu chuẩn: cành hương nhu là những cành bánh tẻ (mang ngọn) dài chừng 20-25cm.
Thân ngầm bạc hà: có đường kính trên 4mm, cắt thành từng đoạn 15cm
Các giống chuẩn bị được ngâm vào dung dịch nước phân chuồng loãng trong 1-2h. Sau đó mang trồng trên luống đã chuẩn bị.
3. Gieo trồng và chăm sóc giống cây tinh dầu.
– Gieo trồng bằng hạt
Hạt đã xử lý trộn với cát, bột đất khô, đem gieo tãi đều trên mặt luống với mật độ 1kg giống/360m2. Sau khi gieo xong, phủ trên mặt luống một lớp rơm, rạ mỏng để bảo vệ hạt và giữ ẩm của luống, sau đó tưới bằng thùng tưới cho ướt đều mặt luống.
– Trồng bằng cành và hom giống
Trồng trên các rãnh với mật độ rãnh x rãnh: 40×40 cm, sâu 15cm. Nếu là cành thì để hở một ít ngọn trên mặt luống. Nếu là hom thân ngầm thì đặt dọc theo rãnh, phủ đất lấp hoàn toàn. Sau đó tưới đẫm trên mặt luống.
– Chăm sóc sau khi gieo trồng.
Tất cả các luống gieo từ hạt hoặc trồng từ cành, thân ngầm đều phải đảm bảo tưới ẩm liên tục hàng ngày cho đến khi cây con được 4-6 lá thì có thể tưới cách nhật hoặc tưới thấm qua rãnh. Lúc này cần làm cỏ và bón tưới đợt I với tiêu chuẩn 5kg đạm pha loãng trong 100l nước tưới cho 1 sào 360m2. Đối với hương nhu, húng quế giống thì thời gian từ khi gieo hạt đến khi cây con có độ cao 20-25cm để có thể mang trồng. Đối với bạc hà, khi cây cao độ 25cm thì vít nằm trên mặt luống rồi lấy đất ở rãnh lấp lên, chỉ để ló ngọn ra. Trong quá trình làm giống luôn luôn đảm bảo đổ ẩm, lấy đất rãnh lấp sao cho lúc nào phần trên mặt đất cao không quá 25cm, buộc cây phải phát triển phần dưới mặt đất, do đó năng suất giống sẽ cao.
Đối với bạc hà, mỗi lần lấp đất lên cây phải bón 5kg đạm/sào kèm theo phân lân, kali cho cân đối.
Vườn ươm giống cây tinh dầu
Mô hình trồng cây dược liệu tại Nặm Đăm, Quản Bạ, Hà Giang: HTX cộng đồng Nặm Đăm
No Responses