Nguyên nhân nào gây nên mất ngủ?
Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến 35% người lớn. Nó được biểu hiện bởi các vấn đề về giấc ngủ như trằn chọc suốt đêm, ngủ nhiều vào buổi sáng. Nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến với chúng ta như: cả ngày mệt mỏi, buồn ngủ, các nguy cơ xảy ra tai nạn do buồn ngủ khi tham gia giao thông và ảnh hưởng đến mọi mặt của sức khỏe của chúng ta do thiếu ngủ.
Các nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ bao gồm: Căng thẳng, các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo lắng, trầm cảm, đi ngủ không đúng giờ (lúc sớm lúc muộn), bệnh tật,… Với nhiều người các vấn đề này có thể xảy ra cùng một lúc dẫn đến chứng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.
Tất cả các chứng mất ngủ có giống nhau không?
Không phải tất cả chứng mất ngủ là giống nhau, mỗi người có thể trải qua những tình trạng mất ngủ khác nhau bởi những nguyên nhân khác nhau. Mất ngủ ngắn hạn chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn trong khi mất ngủ mãn tính có thể kéo dài từ 3 tháng trở lên. Đối với nhiều người vấn đề mà họ gặp phải để có một giấc ngủ ngon chính là lúc bắt đầu đi ngủ. Những người khác thì lại phải vật lộn với việc duy trì giấc ngủ sâu làm sao được lâu nhất.
Cách mà một người bị ảnh hưởng do chứng mất ngủ có thể thay đổi dựa theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe.
Những nguyên nhân thường gặp của mất ngủ là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở trong nhiều trường hợp, tình cảnh khác nhau với nhiều yếu tố phức tạp liên quan. Giấc ngủ kém có thể làm suy giảm sức khỏe hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của chúng ta từ đó tạo ra một chuỗi các nguyên nhân và hậu quả của mất ngủ.
Một cách tổng quát, chứng mất ngủ được cho là do trạng thái Hyperarousal (trạng thái cực kỳ nhạy cảm và phản ứng quá mức với các kích thích và các hoạt động xung quanh) làm gián đoạn việc đi vào giấc ngủ dẫn đến việc không ngủ được hoặc ngủ không sâu giấc. Hyperarousal có thể là cả tinh thần và thể chất và được kích hoạt bởi một loạt các hoàn cảnh và vấn đề của sức khỏe.
Mất ngủ và căng thẳng có mỗi liên hệ với nhau.
Căng thẳng có thể gây ra phản ứng sâu sắc với cơ thể điều đó làm giảm chất lượng giấc ngủ một cách trầm trọng. Căng thẳng có thể đến từ công việc, học tập và các mối quan hệ xã hội. Trải qua các tình huống sang chấn có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính bao gồm cả rối loạn căng thẳng sau chấn thương.
Phản ứng của cơ thể với căng thẳng góp phần gây nên chứng Hyperarousal. Việc mất ngủ có thể trở thành nguồn gốc của căng thẳng, từ đó khiến bạn trở nên khó kiểm soát vấn đề căng thẳng và mất ngủ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng một số người rất dễ bị mất ngủ do các vấn đề căng thẳng gây ra. Những người này thường có phản ứng cao với các vấn đề ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe thể chất và tinh thần trong khi ngủ.
Mất ngủ do lịch trình ngủ không đều.
Giấc ngủ lý tưởng là giấc ngủ tuân theo đồng hồ sinh học của cơ thể đó là đi ngủ và thức dậy theo một lịch trình củ thể. Nhiều người ngủ không theo một lịch trình cụ thể từ đó làm cho nhịp sinh học bị rối loạn dẫn đến việc mất ngủ và ngủ không ngon giấc.
Hai ví dụ rõ ràng nhất đó là thay đổi múi giờ và làm việc xuyên đêm. Thay đổi múi giờ sẽ làm rối loạn giấc ngủ vì cơ thể chúng ta không thể thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của múi giờ. Làm việc xuyên đêm đòi hỏi một người phải làm việc xuyên đêm và ngủ vào ban ngày. Cả hai đều có thể làm nhịp sinh học bị rối loạn và làm gián đoạn hoặc mất ngủ.
Ở một số người, đồng hồ sinh học có thể thay đổi dịch chuyển về phía trước hoặc lùi về phía sau mà không có nguyên nhân rõ ràng, dẫn đến kho khăn dai dẳng về thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ.
Mất ngủ do thói quen sống không lành mạnh.
Những thói quen không lành mạnh về lối sống và ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ.
Các lối sống khác nhau sẽ gây ra các vấn đề về giấc ngủ khác nhau.
- Thức khuya: ví dụ như làm việc muộn, chơi điện tử hoặc sử dụng các thiết bị điện tử khác.
- Ngủ trưa muộn có thể mất thời gian ngủ của bạn từ đó dẫn đến khó ngủ vào ban đêm.
- Ngủ muộn để bù giấc ngủ đã mất sẽ làm cho đồng hồ sinh học bị rối loạn từ đó dẫn đến khó thiết lập một thói quen ngủ lành mạnh.
- Sử dụng giường ngủ làm các công việc khác ngoài việc đi ngủ sẽ tạo nên mỗi liên hệ tinh thần giữa giường với các công việc đó, khiến bạn luôn tỉnh táo và suy nghĩ về điều đó mỗi khi đi ngủ.
Chế độ ăn uống có thể là một trong các vấn đề nghiêm trọng đối với giấc ngủ.
Caffeine là một chất kích thích có thể tồn tại trong cơ thể hàng giờ, khến bạn khó ngủ hơn và khả năng gây mất ngủ khi sử dụng vào buổi chiều và buổi tối.
Nicotine là một chất kích thích khác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.
Rượu là một loại đồ uống, một loại thuốc an thần có thể khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, nó có thể khiến giấc ngủ của bạn trở nên tồi tệ hơn bằng việc làm rối loạn chu kỳ giấc ngủ và gây ra một giấc ngủ rời rạc, khó tỉnh lại.
Ăn quá no hoặc ăn các loại đồ ăn cay nhiều có thể gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa từ đó gây nên các vấn đề về giấc ngủ.
Mất ngủ do rối loạn sức khỏe tinh thần.
Các tình trạng sức khỏe tinh thần như lo lắng, trầm cảm và sự đảo lộn cuộc sống có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ nghiêm trọng. Theo một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania người ta ước tính răng khoảng 40% người mất ngủ bị rối loạn về sức khỏe tinh thần trong đó thường là trầm cảm và lo âu.
Những tình trạng này có thể tạo nên những suy nghĩ tiêu cực và tinh thần bấn loạn làm rối loạn giấc ngủ. Ngoài ra, các nghiên cứu chỉ ra rằng mất ngủ có thể làm trầm trọng thâm tâm trạng và lo âu làm tăng nguy cơ tử tử ở những người trầm cảm.
Mất ngủ do bệnh tật và các cơn đau.
Hầu hết các vấn đề gây ra đau đều làm gián đoạn giấc ngủ bằng cách khiến bạn không thoải mãi khi ngủ. Những cơn đau có thể làm tăng căng thẳng và khó ngủ đối với một người.
Các biến chứng của bệnh tiểu đường loại II có thể là một nguyên nhân của chứng mất ngủ. Đau do bệnh thần kinh ngoại biên, đi tiểu thường xuyên và sự thay đổi lượng đường trong máu nhanh chóng có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, còn có mỗi tương quan giữa bệnh tiểu đường và các tình trạng sức khỏe gây trở ngại cho giấc ngủ như là chứng khó thở do tắc nghẽn và trầm cảm.
Các loại bệnh khác, bao gồm những bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp và hệ thần kinh, có thể gây khó khăn cho giấc ngủ và dẫn đến chứng mất ngủ ngắn hạn hay mãn tính.
Mất ngủ do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc.
Khó ngủ và mất ngủ có thể do tác dụng phụ của nhiều loại thuốc.
Ví dụ: thuốc huyết áp, thuốc hen suyễn và thuốc trầm cảm.
Các loại thuốc khác có thể gây buồn ngủ vào ban ngày và làm mất lịch trình ngủ của một người.
Không chỉ là dùng thuốc làm gián đoạn giấc ngủ mà khi một ai đó ngừng dùng thuốc, việc cai nghiện hoặc các phản ứng khác của cơ thể có thể gây khó ngủ.
Mất ngủ do các vấn đề về thần kinh
Các vấn đề ảnh hưởng đến não bao gồm thoái hóa thần kinh và rối loạn phát triển thần kinh được phát hiện có liên quan đến nguy cơ mất ngủ cao.
Thoái hóa thần kinh, chẳng hạn như sa sút trí tuệ và mất trí nhớ Alzhermers, có thể làm mất nhịp sinh học và nhận thức của một người về các dấu hiệu hàng ngày thúc đẩy chu kỳ ngủ – thức. Sự nhầm lẫn, mất phương hướng hay lú lẫn vào ban đêm có thẻ làm chất lượng giấc ngủ trở nên tồi tệ hơn.
Rối loạn phát triển thần kinh như rối loạn tăng động giảm chú ý (không chú ý, tăng động và bốc đồng) có thể gây ra chứng tăng động khiến mọi người khó có được giấc ngủ cần thiết. Các vấn đề giấc ngủ thường gặp ở trẻ bị rối loạn tử kỷ và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ từ nguyên nhân cụ thể.
Rối loạn giấc ngủ có thể từ một nguyên nhân cụ thể. Khó thở khi ngủ do ngẹt mũi, dẫn đến thở gấp làm gián đoạn giấc ngủ tạm thời, nó có thể là một yếu tố tiềm ẩn gây ra chứng mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày.
Hội chứng chân không yên (cảm giác khó chịu ở chân, chẳng hạn như cảm giác ngứa, kim châm, co giật hoặc như kiến bò. Những cảm giác này tạo ra một sự thôi thúc để di chuyển chân.) làm mất ngủ bằng cách gây ra các tiếng động khi di chuyển chân. Các hành vi bất thường khi ngủ có thể gây cản trở giấc ngủ. Ví dụ như mộng du, ác mộng hoặc tê liệt khi ngủ.
Nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi là gì?
Mất ngủ xảy ra ở 30-40% người lớn tuổi, nhưng người thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ.
Cũng như ở những người trẻ tuổi, căng thẳng, bênh tật, các vấn đề tinh thần và thói quen ngủ không lành mạnh có thể gây ra chứng mất ngủ ở người già. Tuy nhiên, người cao tuổi thường nhảy cảm hơn với những nguyên nhân này do tình trạng sức khỏe và việc sử dụng nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những người trên 60 tuổi có giấc ngủ kém hơn. Họ thường có thời gian ngủ sâu ít khiến giấc ngủ dễ bị xáo trộn. Việc ít ra ngoài tham gia các hoạt động thể thao và hít thở không khí bên ngoài đặc biệt là những người trong các viện dưỡng lão rất dễ bị ảnh hưởng đến nhịp sinh học.
Nguyên nhân của chứng mất ngủ ở thanh niên là gì?
Mất ngủ được ước tính là ảnh hưởng đến 23,8% thanh thiếu niên. Những thay đổi sinh học đẩy thanh niên đến một lịch trình ngủ muộn hơn, nhưng họ thường không thể ngủ nhiều do phải dạy sớm để đi học hoặc đi làm.
Thanh niên thường bị ảnh hưởng bởi thời gian học quá nhiều và căng thẳng từ các bài tập ở trường lớp, công việc và xã hội. Thanh niên cũng có tỷ lệ sử dụng các thiết bị điện tử trong khi ngủ cao. Mỗi yếu tố này đều làm tăng tỷ lệ mất ngủ ở tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai là gì?
Nhiều yếu tố có thể gây mất ngủ khi mang thai.
- Khó chịu: cân nặng tăng lên và thành phần cơ thể thay đổi có thể ảnh hưởng sử thoải mãi khi ngủ.
- Khó thở: Sử phát triển của thai nhi gây áp lực lên phổi, gây ra các vấn đề về hô hấp trong khi ngủ. Những thay đổi về nội tiết tố có thể làm tăng chứng ngáy và khó thở khi ngủ bao gồm cả thở gấp.
- Trào ngược: quá trình tiêu hóa chậm hơn có thể gây ra chứng trào ngược dạ dày thực quản vào buổi tối.
- Tiểu đêm: Số lần đi tiểu nhiều vào ban đêm làm rối loạn giấc ngủ.
- Hội chứng chân không yên: Phụ nữ có thai có nguy cơ bị hội chứng chân không yên cao hơn ngay cả khi họ chưa từng có triệu chứng trước khi mang thai.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hơn một nửa số phủ nữ mang thai gặp các vấn đề giấc ngủ. Trong 3 quỹ đầu tiên phụ nữ mang thai thường ngủ nhiều hơn so với khi chưa mang thai, nhưng chất lượng giấc ngủ của họ giảm xuống. Sau 3 quý đầu tổng thời gian ngủ giảm đi.
Tham khảo các sản phẩm giúp cải thiện giấc ngủ tại đây
No Responses