Căng thẳng và lo lắng: Phân biệt và giảm căng thẳng, lo lắng như nào?
Căng thẳng và lo lắng là một phần của các phản ứng tự nhiên để chống lại hoặc trốn tránh của cơ thể với những biến cố và nguy hiểm trong cuộc sống. Các phản ứng này là để đảm bảo cho cơ thể được tỉnh táo, tập trung và sẵn sàng đối phó với mối đe dọa sẽ xảy ra.
Cả căng thẳng và lo lắng đều là phản ứng bình thường, mặc dù đôi khi nó có thể khiến bạn bị choáng ngợp.
Sự khác biệt giữa căng thẳng và lo lắng.
Căng thẳng và lo lắng đều là một phần trong quá trình phản ứng tự nhiên của cơ thể. Khi bạn cảm thấy có những mỗi nguy trong cuộc sống như khó khăn trong công việc, sự mất mát về vật chất và tinh thần, … khi đó cơ thể sẽ tiết ra hormone căng thẳng.
Hormone căng thẳng khiến cho tim đập nhanh hơn, dẫn đến lượng máu bơm đến các cơ quan và chân tay nhiều hơn.
Phản ứng này là cách một người sẵn sàng chiến đấu hoặc trốn tránh với những mỗi nguy. Khi đó bạn sẽ thở nhanh hơn và huyết áp tăng lên.
Đồng thời các giác quản sẽ trở lên nhảy bén hơn và cơ thể sẽ giải phóng các chất dinh dưỡng vào máu để đảm bảo tất cả các bộ phận có năng lượng cần thiết.
Căng thẳng là một phản ứng diễn ra rất nhanh. Lo lắng chính là phản ứng của cơ thể với sự căng thẳng đó.
Nhiêu người sẽ thấy lo lắng là cảm giác đau khổ, khó chịu hoặc sợ hãi trước một sự kiện quan trọng nào đó. Ví dụ khi bạn gặp một khách hàng quan trọng và bạn bắt buộc phải có được bản hợp đồng với khách hàng đó thì phản ứng lo lắng sẽ xảy ra.
Lo lắng sẽ cho bạn một sự cảnh giác và cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề đó.
Phản ứng chống lại hay trốn tránh xảy ra khi ai đó phải đối mặt với những mỗi đe dọa đang hoặc cảm thây có sự đe dọa về thể chât hoặc tinh thần. Phản ứng này mặc dù có thể có ích trong việc đối mặt với những mỗi đe dọa đó nhưng với một số người điều đó có thể là sự cản trở trong cuộc sống hàng ngày.
Các triệu chứng của căng thẳng và lo lắng.
Có rất nhiều điểm tương đồng giữa các triệu chứng của căng thẳng và lo lắng.
Khi căng thẳng bạn có thể gặp phải các triệu chứng:
- Tim đập nhanh.
- Thở gấp
- Trầm tư, lo lắng.
- Ủ rũ, cáu kỉnh hoặc tức giận.
- Khổ sở nói chung
- Cảm giác choáng ngợp
- Cô đơn
- Buồn nôn.
- Chóng mặt
- Đau bụng.
Khi lo lắng bạn có thể sẽ trải qua:
- Tim đập nhanh.
- Thở gấp.
- Khó chịu, sợ hãi
- Đổ mồ hôi
- Đau bụng.
- Bồn chồn.
- Áp lực.
Làm thế nào để loại bỏ căng thẳng và lo lắng?
Căng thẳng và lo lắng là phản ứng cơ thể với các triệu chúng và phản ứng tương tự nhau. Do vậy rất khó để phân biệt giữa căng thẳng và lo lắng.
Căng thẳng thường diễn ra trong thời gian ngắn để đối phó với một mối đe dọa đã biết trước. Lo lắng thì có thể kéo dài và đôi khi có thể không có vấn đề gì xảy ra với thứ mà bạn lo lắng.
Cách quản lý và giải quyết tình trạng căng thẳng và lo lắng của bạn.
Mỗi người có thể giả quyết và quản lý căng thẳng và lo lắng theo nhiều cách khác nhau.
Thư giãn.
Thư giãn có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng và lo lắng. Nó gồm:
- Bài tâp thở.
- Hình dung vào một khung cảnh bình yên hoặc những thứ tốt đẹp mà bạn mong muốn.
- Tập yoga.
- Tập thái cực quyền.
- Đếm chậm từ 1 đến 10.
Tập thể dục.
Hoạt động thể chất có thể giúp ban chống lại các tình huống căng thẳng. Có thể là đi bộ, chạy bộ hoặc đi xe đạp. Các bài tập hoạt động như yoga và khí công cũng có thể giúp bạn cạm thấy bình tĩnh.
Nói về những căng thẳng và lo lắng của bạn.
Nói về những lo lắng của bạn dù là trực tiếp, qua gọi điện thoại hay qua internet, điều đó có thể giúp bạn giảm bớt căng thẳng. Bạn có thể nói chuyện với bạn bè, người thân, đồng nghiệp hay thậm chí là đối tác nếu họ là những người mà bạn tin tưởng.
Ngoài những cách trên bạn có thể:
- Chấp nhận rằng bạn không thể kiểm soát được mọi thứ.
- Giải quyết những gì tốt nhất có thể thay vì cố gắng để hoàn thành một cách suất sắc.
- Tim xem đâu nguyên nhân gây ra căng thẳng và lo lắng cho bạn.
- Hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác có cafein.
- Ăn uống điều độ.
- Ngủ đầy đủ và khoa học.
- Tập thể dục hàng ngày.
Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ đã đưa ra các mẹo để quản lý căng thẳng và lo lắng hiệu quả.
Căng thẳng và lo lắng có thể hoán đổi vai trò của nhau không?
Đôi khi căng thẳng có thể phát triển thành lo lắng. Căng thẳng là phản ứng của cơ thể đối với một mỗi đe dọa, còn lo lắng là phản ứng của cơ thể với căng thẳng.
Tình trạng căng thẳng và lo lắng như nào thì cần gặp bác sỹ?
Căng thẳng và lo lắng không phải lúc nào cũng là xấu. Đó là những phản ứng tự nhiên, ngắn hạn mà bất cứ ai cũng có để giữ cho mình một cảm giác an toàn.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng liên tục và kéo dài, vậy thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lý. Vì lúc đó có thể bạn đang bị căng thẳng mãn tính hoặc rối loạn lo âu.
Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị căng thẳng mãn tính hoặc rối loạn lo âu:
- Lo lắng quá mức dẫn đến cản trở cuộc sống hàng ngày.
- Lạm dụng chất kích thích và rượu bia để đối phó với căng thẳng hoặc lo lắng.
- Sợ hãi những điều phi lý.
- Thay đổi đáng kể thói quen ngủ.
- Thay đổi thói quen ăn uống.
- Thay đổi thói quen vệ sinh cá nhân.
- Tâm trạng kém kéo dài.
- Tự làm tổn thương bản thân hoặc có suy nghĩ tự tử.
- Mất kiểm soát.
Tóm lại.
Căng thẳng và lo lắng là phản ứng hoàn toàn bình thường của con người trước các tình huống đe dọa hoặc áp lực. Đó là một phần của sự chống lại hay trốn tránh để chúng ta cảm thấy an toàn bằng cách chuẩn bị để đối phó với nguy hiểm.
Căng thẳng là phản ứng của cơ thể với một mối đe dọa, còn lo lắng là phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng.
Mọi người có thể kiểm soát căng thẳng và lo lắng bằng cách thư giãn, các bài tập thể dục và tâm sự với bạn bè, người thân.
Đôi khi căng thẳng và lo lắng có thể khiến bạn choáng ngợp. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng mãn tính hoặc rối loạn lo âu.