Stress có thể có lợi ích với nhận thức của chúng ta.
- Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy, những người không bị stress sẽ có tâm trạng tốt hơn và ít có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính hơn những người thường xuyên đối mặt với căng thẳng.
- Tuy nhiên, những người không bị stress lại đạt điểm số thấp hơn trong bài kiểm tra nhận thức. Những người này cũng ít phải trải qua những thử thách trong công việc hay sự sụp đổ về mặt tinh thần hơn những người từng trải qua căng thẳng.
- Nếu chính xác, những phát hiện này có thể làm phức tạp mối quan hệ một chiều giữa căng thẳng và sức khỏe. Nó cho thấy rằng stress có thể đóng một vai trò tích cực đối với một số yếu tố sức khỏe và hạnh phúc.
Xem thêm:
Hơn 75% người lớn sống ở Mỹ cho biết họ đã phải trải qua các vấn đề về sức khỏe và tinh thần liên quan đến stress.
Ngoài ra, một cuộc khảo sát gần đây mà Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA) thực hiện cho thấy gần 78% người trưởng thành ở Mỹ đang trải qua căng thẳng đáng kể liên quan đến đại dịch covid hiện nay.
Cơ thể chúng ta có khả năng xử lý những giai đoạn căng thẳng nhỏ và không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy một loạt các hậu quả tiêu cực về sức khỏe, từ đau nửa đầu đến các bệnh về tim mạch do căng thẳng mang lại.
Mặc dù vậy, có rất ít nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc trải qua ít stress với việc tăng cường sức khỏe và hạnh phúc.
Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu từ Penn State bắt đầu tìm hiểu xem liệu những người trải qua ít hoặc không stress có khỏe mạnh hơn những người thướng xuyên gặp hay không.
Tác giả David M. Almeida, giáo sư nghiên cứu về sự phát triển con người và gia đình tại Penn State cho biết: “Giả thuyết về stress là không tốt luôn tồn tại”
Những người không bao giờ bị stress thì sao? Sẽ như thế nào nếu mọi người không gặp căng thẳng. Họ có phải là người khỏe mạnh nhất không?
Stress ảnh hướng đến sức khỏe của chúng ta như nào?

Stress có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bất kỳ ai
Stress là một phản ứng của con người mà hầu hết mọi người đều trải qua theo thời gian.
Đôi khi stress có thể có ích. Căng thẳng giải phóng epinephrine giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn và nâng cao hiệu suất cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.
Lượng epinephrine tăng cao có thể giúp cơ thể chuẩn bị đối phó với một mối vấn đề hoặc né tránh nó bằng cách tăng nhịp tim, mạch, nhịp thở và căng cơ. Stress cũng có thể đóng vai trò như một nguồn động lực trong các tình huống hàng ngày, chẳng hạn như hoàn thành một dự án hoặc làm bài kiểm tra.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng khi căng thẳng lâu dài, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hệ thống trong cơ thể.
Theo thời gian, căng thẳng mãn tính có thể làm cơ thể trở nên suy nhược. Làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như béo phì, trầm cảm và bệnh tim.
Nhiều triệu chứng của stress rất dễ bị lờ đi hoặc nhầm với các triệu chứng của các tình trạng thông thường khác. Các triệu chứng của căng thẳng mãn tính bao gồm:
- Đau đầu.
- Các vấn đề về tiêu hóa.
- Các vấn đề về da.
- Sự đau khổ về tinh thần.
- Thiếu năng lượng, sự tập trung và hứng thú với các hoạt động yêu thích trước đây.
- Cáu kỉnh, dễ tức giận và hay quên.
- Ăn quá nhiều hoặc quá ít.
- Lạm dụng rượu, bia hoặc các chất kích thích.
- Cảm thấy choáng ngợp, lo lắng, sợ hãi và mất kiểm soát.
- Cảm thấy chán nản.
- Mất ngủ.
- Tim đập nhanh.
Mặc dù có nhiều bằng chứng về tác động tiêu cực của stress đến sức khỏe, nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá liệu trải qua ít stress có thực sự cải thiện sức khỏe hay không. Theo phát hiện của nghiên cứu mới đây, mối liên hệ này có thể phức tạp hơn các chuyên gia nghĩ trước đây.
Stress có thể có lợi ích cho nhận thức
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi 2.804 người tham gia trong hơn một tuần. Trước khi bắt đầu, tất cả những người tham gia đã hoàn thành một bài kiểm tra nhận thức.
Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đặt các câu hỏi về thói quen, tâm trạng, các vấn đề gặp phải,… gây nên tình trạng stress với những người tham gia hàng đêm trong 8 đêm liên tục. Họ cũng hỏi những người tham gia trong 24 giờ qua họ đã có bao nhiêu trải nghiệm tích cực.
Khoảng 10% người tham gia nói họ không cảm thấy stress trong thời gian nghiên cứu. Những người này có nhiều khả năng trải qua tâm trạng tích cực hơn và ít có khả năng mắc các bệnh mãn tính hơn.
Mặt khác, những người tham gia không bị stress đạt điểm kiểm tra nhận thức thấp hơn so với những người có cảm giác này.
Những người không cảm thấy stress ít phải trải qua những biến cố cụ thể trong cuộc sống hơn những người khác, và họ ít sinh ra hoặc nhận lại những cảm xúc tiêu cực.
Almeida nói: “Tôi nghĩ có một giả định rằng các trường hợp tiêu cực và tích cực là trái ngược nhau, nhưng trên thực tế, chúng có mối tương quan với nhau.
“Có thể việc trải qua các yếu tố gây căng thẳng sẽ tạo cho bạn khả năng giải quyết vấn đề – ví dụ: có thể sửa máy tính của bạn đột ngột bị hỏng trước một cuộc họp Zoom quan trọng,” Almeida cho biết thêm.
“Trải qua những yếu tố gây stress có thể không dễ chịu, nhưng chúng có thể buộc bạn phải giải quyết một vấn đề nào đó và điều này thực sự tốt cho nhận thức của chúng ta, đặc biệt là khi chúng ta lớn lên.”
Almedia lưu ý rằng những yếu tố gây căng thẳng hàng ngày có thể là dấu hiệu của “một cuộc sống bận rộn và đầy đủ”. Trong trường hợp này, anh ấy nói, “có một số căng thẳng chỉ là một dấu hiệu cho thấy bạn đang tham gia vào cuộc sống.”
Cần nghiên cứu thêm về tương quan giữa stress, sức khỏe và hạnh phúc.
Cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác định mối tương quan giữa stress, sức khỏe và hạnh phúc tinh thần.
Tuy nhiên, mối liên hệ này có thể không dễ dàng xác định rõ ràng, do có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cách một người trải qua và quản lý stress.
Ví dụ, phụ nữ và nam giới có phản ứng và tinh thần khác nhau về stress mà họ gặp phải.
Một số nhóm người có thể dễ tiếp xúc với một số yếu tố gây căng thẳng nhất định. Một nghiên cứu năm 2020 đã phát hiện ra rằng ở Mỹ, một số người da đen và gốc Tây Ban Nha có thể trải qua tỷ lệ căng thẳng cao hơn người da trắng, chủ yếu do các yếu tố kinh tế xã hội.
Bất chấp thách thức, những phát hiện mới này có thể khuyến khích nhiều nhà nghiên cứu khám phá và hiểu rõ hơn liệu giảm stress có cải thiện sức khỏe hay không?
Cần thêm các nghiên cứu thức tế, cũng như thay đổi hoàn toàn cách xã hội và các nhà nghiên cứu nhìn nhận về stress, trước khi mọi người bắt đầu coi đó là một điều tích cực.
Tuy nhiên, Almeida nói rằng phát hiện của nhóm có thể cung cấp cái nhìn mới về cách tác động và xử lý stress, đây là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống của hầu hết mọi người. Ông lưu ý rằng những phát hiện cho thấy, thay đổi phản ứng với căng thẳng có thể tốt hơn là cố gắng tránh nó hoàn toàn.
“Các yếu tố gây stress là những sự kiện tạo ra thách thức trong cuộc sống của chúng ta. Và tôi nghĩ việc trải qua những vấn đề này là một phần của cuộc sống, ”Almeida nói.
“Tôi nghĩ điều quan trọng là cách mọi người phản ứng với những vấn đề gây stress. Đối phó với nó bằng cách buồn bã và lo lắng không có lợi cho sức khỏe so với số vấn đề gây stress mà bạn gặp phải. “
Tham khảo các sản phẩm cải thiện căng thẳng tại đây
No Responses